Bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nCoV tấn công

Người bệnh tiểu đường thường hệ miễn dịch kém khỏe mạnh, dễ dàng bị nCoV tấn công và thúc đẩy bệnh nhanh chóng trở nặng.

Trong 10 bệnh nhân Covid-19 tử vong liên quan Đà Nẵng, đến 6 người mang bệnh nền đái tháo đường, còn gọi là tiểu đường mạn tính. Rất nhiều bệnh nhân khác đang điều trị nCoV cũng mắc bệnh này.

tieu-duong

Mới đây, Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) đưa ra khuyến cáo về nguy cơ và hướng dẫn phòng tránh nCoV cho bệnh nhân tiểu đường.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo người cao tuổi và mang sẵn các bệnh nền có nguy cơ nhiễm nCoV cao hơn, dễ chuyển biến bệnh nặng hơn. Người mắc bệnh tiểu đường, với hệ miễn dịch thiếu khỏe mạnh, dễ trở thành nạn nhân của Covid-19.

IDF khuyên bệnh nhân đái tháo đường nên lưu giữ số điện thoại của nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế. Đồng thời, nên tự chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị, trang thiết bị cần thiết để theo dõi đường huyết tại nhà.

Bệnh nhân nên tuân thủ thực hiện đầy đủ những quy tắc để duy trì lượng đường trong máu ổn định:

– Không được ngừng tiêm insulin và uống thuốc điều trị đái tháo đường như thường lệ.

– Uống nước đầy đủ, 120-80 ml mỗi 30 phút để đề phòng mất nước. Duy trì chế độ ăn uống bình thường trước đó. Nếu cân nặng giảm trong khi vẫn ăn uống bình thường, đây có thể là dấu hiệu của tăng đường huyết.

– Theo dõi sức khỏe và đo nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng, tối. Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

– Tổ chức IDF khuyên bệnh nhân đái tháo đường type 1 nên đo đường huyết mỗi 4 giờ, cố gắng giữ mức đường huyết trong khoảng 110 -180 mg/dl. Bệnh nhân đái tháo đường type 2, đo đường huyết hai lần mỗi ngày, duy trì mức đường huyết trong khoảng 110 -180 mg/dl.

– Nếu có bất cứ triệu chứng nào, bao gồm khát nước, uống nhiều hay khô miệng, sụt cân, đi tiểu nhiều, mệt mỏi… phải kiểm tra ngay.

Bệnh nhân đái tháo đường, khi có các triệu chứng sốt, ho, mỏi mệt, tức ngực, khó thở, và có yếu tố dịch tễ, nên gọi cho các cơ sở y tế để được hướng dẫn. Nếu được yêu cầu đến bệnh viện, người bệnh bắt buộc di chuyển bằng phương tiện riêng, phải đeo khẩu trang.

Bên cạnh đó, các thói quen phòng tránh dịch bệnh phải được duy trì, như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, che miệng khi ho, hắt hơi…

(Tổng hợp)

Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?

Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.

[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Laisser un commentaire